Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì ? Lợi ích hệ thống APS đem lại
Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì? Các doanh nghiệp hiện nay đang thay đổi và áp dụng APS vào trong hệ thống với mong muốn thay đổi mô hình cũ đem lại hiệu suất cao hơn. Vậy APS là gì, nó đem lại được những lợi ích gì thì hãy cùng xem qua bài viết này để hiểu thêm về hệ thống điều độ sản xuất APS nhé.
1. Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?
Hệ thống điều độ sản xuất APS (Advanced Planning and Scheduling) hay còn được gọi là hệ thống lập kế hoạch và điều độ nâng cao.
APS hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cải thiện hiệu suất cho chuỗi cung ứng và sản xuất, có khả năng phân bổ nguyên vật liệu và năng lực sản xuất một cách tối ưu. Cân bằng giữa nhu cầu và năng lực thực tế.
Hệ thống APS được thiết kế như một quy trình kỹ thuật số dựa trên các số liệu, thông tin mở để đưa ra kế hoạch chính xác. Doanh nghiệp sẽ dựa vào các kế hoạch này để tìm các phương án tối ưu hóa, phát triển nguồn lực hữu hạn.
Ngoài ra hệ thống APS còn cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về các yếu tố liên quan đến sản xuất như con người, máy móc, quy trình và các nguồn lực khác.
Hệ thống APS có thể hoạt động độc lập hoặc trở thành một phần của một hệ thống giải pháp của doanh nghiệp.
[caption id="attachment_6247" align="aligncenter" width="600"] Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?[/caption]2. Chức năng hệ thống điều độ sản xuất APS
Quản lý những ràng buộc thực tế
Hệ thống điều độ sản xuất APS tập trung vào nhưng ràng buộc (constraint) thực tế thay vì tập trung vào việc quản lý tài nguyên như hệ thống ERP.
APS mô phỏng chính xác số sản lượng của doanh nghiệp, dù ở trạng thái “nút thắt cổ chai” trong quy trình cung ứng và sản xuất. Từ đó sẽ tạo được một kế hoạch sát thực tế nhất.
Dưới đây là những ràng buộc thực tế mà hệ thống điều độ sản xuất APS có thể giải quyết:
- Kỹ năng và thiết bị chuyên dụng: trong quá trình lập kế hoạch từ những số liệu thực tế, APS nhận diện những hạn chế trong chuỗi sản xuất từ kỹ năng nhân sự đến thiết bị chuyên dụng có vấn đề ảnh hưởng đến kết quả.
- Tồn kho nguyên liệu thô: APS kiểm đếm, tính toán số nguyên liệu thực tế trong ngày.
- Nâng cao năng lực tổng thể của nhân lực và máy móc: tối ưu hóa toàn bộ quy trình sản xuất thay vì từng công đoạn riêng biệt.
- Đưa ra trình tự sản xuất tối ưu: nhờ vào khả năng tổng hợp và lập kế hoạch tốt, cắt giảm thời gian chuyển đổi.
Lập kế hoạch sản xuất song song
Ở phương thức lập kế hoạch sản xuất truyền thống trước đây, các kế hoạch được thiết lập cho từng bộ phận, từng giai đoạn riêng biệt. Điều này khiến người quản lý sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.
Thay vì như thế, APS cho phép toàn bộ kế hoạch được lên song song theo trình tự logic. APS có khả năng kết hợp mọi khía cạnh và quy trình thành một giải pháp duy nhất.
Tối ưu hóa và cộng tác toàn diện
Thay vì tập trung vào từng quy trình nhỏ và riêng lẻ thì hệ thống APS tìm kiếm những giải pháp tối ưu cho toàn bộ chuỗi cung ứng.
Đồng thời hệ thống tạo nên nền tảng cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và khách hàng.
Mọi thông tin về chuỗi sản xuất, yêu cầu của khách hàng đều được lưu lại trên hệ thống. Giúp việc lên kế hoạch cho dự án đơn giản, nhanh chóng hơn.
3. Lợi ích hệ thống điều độ sản xuất APS đem lại
Với những chức năng mà hệ thống APS đem lại gần như đáp ứng được đầy đủ cho một hệ thống điều độ sản xuất và lập kế hoạch.
APS cũng đã đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp như:
-
Giữ đúng lời hứa với khách hàng
Các kế hoạch được thiết lập bởi APS khả thi hơn, tối ưu hóa hơn, dễ thực hiện dựa trên những ràng buộc thực tế.
APS còn đem đến những khả năng như lập kế hoạch tiến/lùi, linh động trong thời gian hoàn thành đơn hàng. Chuỗi cung ứng cũng từ đó mà năng suất hơn, đạt chất lượng và đúng tiến độ.
-
Lập kế hoạch nhanh hơn
Một trong những khả năng vượt trội của APS là thu thập thông tin nhanh chóng và chính xác từ số liệu thực tế và ghi nhận từ những hệ thống tích hợp khác để hỗ trợ nhà quản lý lên kế hoạch nhanh hơn.
APS sử dụng những thuật toán logic cao cấp để đưa ra kế hoạch chính xác, giảm thiểu sai sót.
-
Phản ứng nhanh với thay đổi trong yêu cầu
APS có thể đưa các cách giải quyết và lựa chọn giải pháp thích hợp một cách nhanh chóng. Với khả năng tùy biến cao APS có thể thay đổi những yêu cầu về số lượng thời hạn đơn hàng.
Ví dụ: đơn hàng mới được thêm vào những đơn hàng hiện tại; thời gian giao hàng cho một đơn hàng ưu tiên bị thay đổi;…
4. Ứng dụng hệ thống điều độ sản xuất APS
Các môi trường nhà máy phức tạp hiện nay áp dụng hệ thống điều độ sản xuất APS rất nhiều. Những nhà máy đó thường có những yêu cầu và đặc điểm như:
- MTO: sản xuất theo yêu cầu, ETO: thiết kế theo yêu cầu.
- Nhà máy sản xuất các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao, thành phần phức tạp.
- Nhà máy có nhiều dòng sản phẩm.
- Nhà máy thay đổi lịch trình và yêu cầu sản xuất thường xuyên, cần sự linh hoạt.
>>> Xem thêm: Lợi ích và ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh
Nhận xét
Đăng nhận xét