Lợi ích và ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh

IoT trong nhà máy thông minh là một trong những thành tựu có tiếng vang nhất trong công cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Đây là một giải pháp tạo ra nền tảng để kết nối những thiết bị, máy móc kết nối định vị và tương tác với nhau mà không bị giới hạn đối tượng. 

IoT trong nhà máy thông minh đã giúp cho những cỗ máy hoạt động độc lập có thể tối ưu hoạt động, hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực hơn. 

1. Lợi ích ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh

Vài năm đổ lại đây những cụm từ như “công nghệ 4.0”, “IoT”, “Nhà máy thông minh” là những vấn đề được quan tâm và thảo luận nhiều trên các diễn đàn hay những buổi hội thảo.

Chúng đều được hiểu một cách nôm na là những sự tiến bộ về công nghệ được ứng dụng vào trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và tự động hóa,… Trong đó vấn đề các lĩnh vực quan tâm nhiều nhất là làm sao để ứng IoT vào trong nhà máy thông minh một cách hiệu quả.

Vậy, IoT trong nhà máy thông minh đã đem lại những lợi ích gì mà lại được các doanh nghiệp quan tâm như vậy?

Lợi ích ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh

Thu thập dữ liệu thời gian thực

Trong sản xuất, các dữ liệu của cảm biến hay máy móc đều sẽ được lưu lại an toàn để phân tích hay ứng dụng khi cần thiết. Các dữ liệu ở đây sẽ được thu thập ở thời gian thực.

IoT cho phép bạn sử dụng linh hoạt và hiệu quả trong việc tận dụng các thông tin được lưu trữ.

Lắp ráp thông minh hơn

Các công ty sản xuất đang sử dụng IoT nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mạng sản xuất và doanh nghiệp.

Điều này cho phép các doanh nghiệp giảm downtime bằng cách truy cập, kiểm soát hệ thống, thiết bị từ xa.

Iot cung cấp độ chính xác và tin cậy cao và khả năng phục hồi từ khu vực sản xuất cho doanh nghiệp.

Giải quyết các vấn đề về sự cố

Các sự cố phát sinh trong các hoạt động của máy móc trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi, dù là yếu tố chủ quan hay khách quan đều khó dự đoán được triệt để.

Vấn đề lúc này của nhiều doanh nghiệp là đội ngũ kỹ thuật của họ làm sao có thể phát hiện sự cố kịp thời để đưa ra phương án giải quyết không làm gián đoạn sản xuất.

Nhiều nhà máy đã không thể đưa ra được thông báo kịp thời vì thiếu đi dữ liệu thời gian thực. IoT đã đem lại những tiêu chuẩn mở cho phép người dùng chạm vào các mạng cấp độ cảm biến có thể phát hiện sự cố một cách nhanh chóng để tạo ra mức độ hiệu quả thiết bị tổng thể cao.

Nâng cao tầm nhìn

Đối với các công ty sản xuất việc có được tầm nhìn về nhu cầu tài nguyên, hiệu suất thiết bị, đe dọa bảo mật,… là những điều bắt buộc cần phải có.

IoT giúp nhà sản xuất có được thông tin nhanh hơn, đáp ứng thị trường và đưa ra quyết định nhanh hơn. Tận dụng IoT để kế nối các ứng dụng doanh nghiệp với dữ liệu sản xuất ở các máy móc, thiết bị trong thời gian thực.

Bảo trì dự đoán, nâng cao và hiệu quả hơn

Để nhà máy hoạt động trơn tru thì bảo trì thường xuyên phương pháp tối ưu nhất và IoT sẽ giúp nhà máy chủ động hơn trong việc bảo trì và dự đoán thời gian bảo trì.

IoT cung cấp khả năng theo dõi thời gian thực về sức khỏe của máy móc và thiết bị, cho phép nhà máy lên lịch bảo trì khi máy cần và không theo lịch trình tùy ý.

Phân tích dữ liệu cơ sở

IoT thu thập và phân tích dữ liệu từ một số cơ sở để hỗ trợ tốt hơn trong việc ra quyết định tốt hơn liên quan đến hoạt động, chất lượng,… Xóa bỏ đi khó khăn khi phải so sánh hiệu quả và chất lượng sản phẩm giữa các cơ sở.

Tự động hóa cao hơn

IoT liên quan đến các máy giao tiếp với nhau mà không có sự can thiệt từ con người, nhằm tăng hiệu quả và cải thiện chất lượng và tính nhất quán của các sản phẩm của họ.

2. Tầm nhìn tương lai của IoT trong nhà máy thông minh

Tầm nhìn tương lai của IoT đối với nhà máy thông minh

Hiện nay, các doanh nghiệp đang chú trọng và đầu tư vào các hệ thống theo định hướng IoT. Đây là thay đổi tích cực cho việc thay đổi theo nhu cầu người tiêu dùng và đổi mới sản phẩm. Mở ra cơ hội thị trường lớn hơn cho các công ty, đem lại lợi ích cho mọi người trong chuỗi giá trị.

Nhờ vào công nghệ IoT, máy móc sẽ trở nên thông minh hơn nhờ vào những cảm biến được kết nối với internet và liên kết với nhau thông qua một hệ thống để nắm bắt toàn bộ quy trình sản xuất và đưa ra quyết định.

Dựa vào những lợi ích mà chúng ta vừa kể trên thì có thể thấy được lý do mà hiện nay IoT được áp dụng vào nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp đến công nghiệp.

Ví dụ:

Trong ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát sử dụng cảm biến để tạo ra những thông tin điều khiển bằng máy và cảnh báo tự động để đo nhiệt độ và độ ẩm của các sản phẩm.

>>> Xem thêm: Nhà máy thông minh – Smart Factory

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi