Agile là gì? 12 nguyên tắc bất di bất dịch trong Agile

Agile là gì? 12 nguyên tắc bất di bất dịch trong Agile dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của Agile, điều này sẽ giúp ích cho việc áp dụng Agile hiệu quả cho mục tiêu của bạn. 

1. Agile là gì?

Agile được viết tắt từ Agile software development hay Agile programming, được hiểu là một phương thức phát triển phần mềm linh hoạt hoặc lập trình linh hoạt.

Đây là một phương thức thực hiện các dự án công nghệ phần mềm, phương thức này khuyến khích sự thay đổi khi phát triển dự án và đưa sản phẩm đến tay người dung sao cho nhanh nhất.

Agile bao gồm một quá trình làm việc, tương tác và tích hợp để nhanh chóng ban giao, đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng.

Trên thực tế thì phương pháp Agile được xây dựng theo nguyên tắc phân đoạn vòng lặp và tăng trưởng, quản lý một dự án bằng cách chia chúng thành nhiều giai đoạn.

Agile là gì?

2. Giá trị cốt lõi của Agile

Agile có 4 giá trị cốt lõi như sau:

  • Cá nhân và sự tương tác quan trọng hơn các quy trình và công cụ thực hiện: tập trung vào con người hơn các quy trình hoặc công cụ. Bởi con người là yếu tố đáp ứng nhu cầu kinh doanh và thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Sản phẩm dùng được tốt hơn tài liệu đầy đủ, đáp ứng hoàn hảo yêu cầu khách hàng.
  • Cộng tác với khách hàng quan trọng hơn đàm phán hợp đồng: tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng để quá trình tư vấn và điều chỉnh sản phẩm thay vì chỉ dựa vào các điều khoản trong hợp đồng.
  • Phản hồi thay đổi hơn là bám sát kế hoạch: khuyến khích thích nghi với sự thay đổi về công nghệ, nhân sự, deadline,…
Giá trị cốt lõi của Agile

3. 12 nguyên tắc bất di bất dịch trong Agile

  • Đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng thông qua việc giao hàng sớm và sản phẩm có giá trị.
  • Thay đổi yêu cầu được chào đón, thậm chí là rất muộn trong quá trình phát triển.
  • Giao phần mềm chạy được cho khách hàng một cách thường xuyên.
  • Nhà kinh doanh và các kỹ sư phần mềm cần làm việc cùng nhau trong suốt dự án.
  • Xây dựng dự án xung quanh các cá nhân có động lực. Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, môi trường làm việc và niềm tin để hoàn thành công việc.
  • Trao đổi trực tiếp là cách truyền đạt thông tin hiệu quả nhất.
  • Thước đo chính của tiến độ là phần mềm chạy tốt.
  • Phát triển liên tục và bền vững.
  • Cải tiến sự linh hoạt bằng cách quan tâm đến kỹ thuật và thiết kế.
  • Nghệ thuật tối đa hóa lượng công việc chưa xong - Sự đơn giản là cần thiết.
  • Nhóm tự tổ chức
  • Thích ứng thường xuyên với những thay đổi.
12 nguyên tắc bất di bất dịch trong Agile  

4. Ưu nhược điểm của Agile

Ưu điểm của Agile:

  • Agile giúp nhóm phát triển cung cấp sản phẩm nhanh và hiệu quả hơn, thực hiện lặp đi lặp lại các phần công việc cho đến khi đạt được kết quả mong muốn.
  • Agile thúc đẩy nỗ lực hợp tác và sự sáng tạo giữa các thành viên để tránh hiểu lầm và đảm bảo họ có thể xây dựng sản phẩm hiệu quả ngay từ đầu.
  • Trong quá trình Agile, bạn có thể thay đổi linh hoạt trong mỗi lần lặp đi lặp lại nhưng không ảnh hưởng đến quá trình trước đó, làm sản phẩm trở nên hoàn thiện hơn.
  • Phát hiện các lỗi sai nhanh chóng khi làm việc theo từng bước nhỏ, dễ dàng sửa chữa các sai Sót.
  • Cải tiến liên tục, cho phép bạn đánh giá và nâng cao thiết kế về chức năng UX/ UI của sản phẩm trong thời gian thực. Tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc sửa đổi các tính năng và các sản phẩm khiếm khuyết.
  • Tính minh bạch: mọi thứ từ ý tưởng, thử nghiệm đến khởi chạy đều được thực hiện minh bạch. Tất cả thành viên tham giá đều có thể theo dõi công việc đảm bảo đi đúng hướng.

Nhược điểm:

  • Kế hoạch ngắn hạn do không có mục tiêu và định hướng rõ ràng, cách tiếp cận của chúng thường là những kế hoạch tạm thời. Điều này trở thành một điểm yếu khi bạn cần có một tầm nhìn cốt lõi thiết yếu.
  • Không có thời hạn và chi phí cụ thể vì quá trình phát sinh trong quá trình phát triển có thể làm thay đổi kế hoạch, thiếu hụt đi về cả thời gian và ngân sách.
  • Dễ trượt khỏi mục tiêu cuối cùng: bạn phải kiểm soát được các chiến lược nhất quán với nhau, để các kế hoạch không đi lệch hướng với mục tiêu cuối.
Ưu nhược điểm của Agile

5. Phương pháp Agile phổ biến hiện nay

Thực chất, các phương pháp ở đây chỉ là những phương pháp con được tạo ra dựa trên Agile bởi các chuyên gia.

Và trên thế giới hiện nay có 6 phương pháp con được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến là:

Kanban

Kanban là phương pháp Agile được phát triển bởi một giáo sư người Nhật - Taiichi Ohno vào cuối những năm 1940.

Kanban có chức năng mô tả tiến độ công việc một cách trực quan cho các dự án, để các nhóm có thể nhìn thấy được tiến độ của dự án và những nhiệm vụ phải hoàn thành trong tương lai.

Bảng Kanban được chia thành 3 cột bao gồm: Việc cần làm, việc làm, hoàn thành. Các cột tương ứng với trạng thái của công việc và các thẻ đại diện cho các nhiệm vụ, mỗi công việc khi ở trạng thái nào thì được đặt ở cột tương ứng.

Kanban

Scrum

Tương tự với Kanban, Scrum là một khung quản lý được các đội ngũ sử dụng để tự tổ chức và hoạt động vì một mục tiêu chung.

Scrum tập trung vào việc chia nhỏ dự án thành các sprint và chỉ lập kế hoạch và quản lý từng sprint tại một thời điểm.

Scrum

Extreme Programming (XP)

Extreme Programming (XP) là phương pháp được sử dụng cho việc phát triển phần mềm Agile, nó tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân.

Ngoài ra Extreme Programming (XP) còn tập trung vào việc thúc đẩy tinh thần đồng đội, khuyến khích việc học hỏi của các nhà phát triển, tạo một môi trường làm việc tốt hơn.

Extreme Programming (XP)

Feature-driven development (FDD)

FDD là một quá trình phát triển giống như những phương pháp Agile khác, nó lặp đi lặp lại và gia tăng với mục tiêu cung cấp phần mềm hoạt động ổn định và đúng thời hạn.

FDD kết hợp các phương pháp hay nhất giúp các nhà phát triển tập trung vào các tính năng mà khách hàng đánh giá cao và các chức năng mà họ mong đợi.

Feature-driven development (FDD)

Phương pháp phát triển hệ thống động (DSDM)

Đây là một nền tảng phân phối dự án một cách nhanh gọn, ban đầu được sử dụng vào mục đích phát triển phần mềm.

DSDM tập trung chủ yếu vào 8 nguyên tắc chính:

  • Tập trung vào nhu cầu kinh doanh.
  • Giao hàng đúng hẹn.
  • Hợp tác.
  • Không bao giờ đánh đổi chất lượng.
  • Xây dựng gia tăng từ nền tảng công ty.
  • Phát triển tuần hoàn.
  • Giao tiếp liên tục và rõ ràng.
  • Kiểm soát phân cấp.
Phương pháp phát triển hệ thống động (DSDM)

Crysstal

Crystal Method được phát triển vào năm 1990 bởi Alistair Cockburn, đây là một nhóm các phương pháp Agile tinh gọn.

Crystal Method được coi là tinh gọn bởi vì những phương pháp này xem quy trình là thứ yếu và thay vào đó đặt trọng tâm vào các yếu tố khác. Các yếu tố này là:

  • People (con người)
  • Interaction (tương tác)
  • Community (cộng đồng)
  • Skills (kỹ năng)
  • Talents (tài năng)
  • Communications (giao tiếp)
Crysstal

>>> Xem thêm: 5 nguyên tắc trong sản xuất tinh gọn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổng quan về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp