Tự động hóa bán hàng là gì? Lợi ích dành cho ngành bán lẻ
Tự động hóa bán hàng là gì? Với sự gia nhập của quy trình tự động hóa bán hàng đã tác động như thế nào đến ngành bán lẻ như hiện nay? Đây là điều xấu hay tốt dành cho ngành bán lẻ. Cùng theo dõi bài viết sau để phân tích vấn đề này nhé.
1. Tự động hóa bán hàng là gì?
Tự động hóa bán hàng hay còn gọi là “Sale Automation”, đây là quy trình tối ưu các nghiệp vụ bán hàng truyền thống, thủ công gây mất nhiều thời gian bằng cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng, trí tuệ nhân tạo,…
Sau cuộc đại dịch Covid vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức một cách sâu sắc và toàn diện về tư duy chiến lược kinh doanh của mình đã đến lúc phải thay đổi.
Xu hướng tự động hóa bán hàng đã đem đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong đó phải kể đến như quản trị kinh doanh, gia tăng mức lợi nhuậ, kết nối khách hàng,…
2. Lợi ích tự động hóa bán hàng đối với doanh nghiệp
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng
Các phần mềm tự động hóa bán hàng có thể lưu trữ và phân loại các tệp khách hàng theo nhu cầu khác nhau và theo dõi quá trình mua hàng của khách hàng đó.
Dựa vào những thói quen người dùng, nhân viên bán hàng từ đó đưa ra các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ với mục đích nâng cao tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng hơn.
Từ đó chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thành công.
Giảm chi phí
Doanh nghiệp chuyển hướng tự động hóa các quy trình kinh doanh sẽ tiết kiệm và hạn chế gây lãng phí chi phí. Từ đó doanh nghiệp sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực và giảm bớt các chi phí vận hành.
Tăng hiệu quả hoạt động
Quy trình thực hiện tự động sẽ hạn chế đi các sai sót, rõ ràng hơn, liền mạch và nối tiếp nhau. Các bộ phận sẽ có sự liên kết, phối hợp nhịp nhàng hơn thông qua những tính năng như thông báo, quản lý, tự động cập nhật thông tin,…
Đồng bộ hóa dữ liệu
Các dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, doanh thu, báo cáo sẽ được lưu trữ và cập nhật và đồng bộ theo thời gian thực. Tránh việc thất thoát và sai các dữ liệu, hoạt động được xử lý đồng bộ, đầy đủ và chính xác.
Đưa ra quyết định xử lý kịp thời
Dựa vào những dữ liệu được cập nhật liên tục hay những mẫu báo cáo tự động hỗ trợ đánh giá hiệu suất công việc để từ đó phân tích nguyên nhân, tìm ra giải pháp và xây những những kế hoạch thích hợp.
Tối ưu hóa quy trình bán hàng
Quy trình tự động hóa bán hàng sẽ được xây dựng phù hợp với quy mô của từng doanh nghiệp. Thiết lập các hoạt động phù hợp theo từng giai đoạn .
Người dùng có thể quan sát và quản các hoạt động của từng khách hàng và cách làm việc của từng nhân viên.
Tổng hợp thông tin và quản lý khách hàng
Các thông tin của khách hàng sẽ được cập nhật và lưu trữ trên phần mềm. Từ đó có thể phân loại và quản lý khách hàng theo những tệp riêng. Phân tích và xác định được khách hàng nào là khách hàng tiềm năng dể đưa ra chiến lược tiếp cận và giữ chân.
3. Tương lai của tự động hóa bán hàng đối với ngành bán lẻ
Đối mặt với những năm khủng hoảng của đại dịch, đầu năm 2020 các ngành bán lẻ đã có sự thay đổi lớn trong việc vận hành kinh doanh.
Nói một cách ví von thì khi áp dụng tự động hóa bán hàng vào ngành bán lẻ hiện nay thì đây được xem như “ngày tận thế của mô hình bán lẻ truyền thống”
Điều này cũng không hoàn toàn đúng, đối với những doanh nghiệp nhạy bén, họ thay đổi để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn trước. Ngành bán lẻ sẽ được thích nghi với các quy trình mới mẻ hơn:
- Giao hàng nhanh
- Đặt hàng trực tuyến với cách nháy đúp chuột.
- Qúa trình vận chuyển đơn hàng và đổi trả dễ dàng hơn.
Cùng với mục tiêu phát triển ngành tiêu dùng có trách nhiệm, đi cùng với sự thoái trào cửa các cửa hàng truyền thống. Ngành bán lẻ đang trải qua nhiều biến động với nhiều mô hình khác nhau.
Đây cũng chính là cơ hội để ngành bán lẻ trở mình, có những lập trường riêng, nắm được thế chủ động. Nhiều nhà bán lẻ lớn đang trải qua quá tình tái cấu nội bộ, áp dụng tự động hóa bán hàng nhằm gia tăng sự gần gũi, nâng cao các trải nghiệm của khách hàng.
>>> Xem thêm: Mô hình O2O là gì? ưu và nhược điểm của mô hình O2O
Nhận xét
Đăng nhận xét