Sản xuất hàng hóa là gì? Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là gì? Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa được xem là hoàn toàn khác với mô hình sản xuất tự cung tự cấp xưa nay, đấy cũng là những ưu điểm khiến sản xuất hàng hóa trở nên phổ biến và trở thành ngành công nghiệp chính hiện nay.
1. Sản xuất hàng hóa là gì?
Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế. Trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. Hay nói một cách khác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra là để bán.2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Dưới đây là hai điều kiện đã thúc đẩy sự ra đời của sản xuất hàng hóa:-
Phân công lao động xã hội:
-
Sự tách biệt kinh tế:
3. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa gồm có những đặc trưng cơ bản sau đây:- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi và mua bán, đây là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người trực tiếp sản xuất ra. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi và mua bán.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã hội. Sở dĩ mang tính chất này là vì sản phẩm làm ra để đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế thì lao động của người sản xuất hàng hóa vẫn mang tính chất tư nhân vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.
4. Ưu thế sản xuất hàng hóa
Để nhìn rõ hon ưu thế của sản xuất hàng hóa, ta sẽ so sánh chúng với sản xuất tự cung tự cấp để nhìn ra điểm vượt trội. Sản xuất hàng hóa ra đời dựa trên sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất- Khai thác các lợi thế về tự nhiên, xa hội, kỹ thuật của từng đơn vị sản xuất, từng cá nhân,…
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các vùng,…
- Phá vỡ tính tự cung tự cấp của mỗi ngành, mỗi địa phương, làm tăng năng suất lao động đáp ứng được đầy đủ cho các nhu cầu xã hội.
- Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
- Mở rộng quy mô dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội.
- Tạo điều kiện cho các thành tựu khoa học – kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất.
- Thúc đẩy sự phát triển.
- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
- Giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét