Chỉ số OEE và 6 tổn thất lớn trong OEE
Chỉ số OEE là thông số giúp doanh nghiệp xác định được hiệu suất sử dụng của các thiết bị và máy móc. Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp vẫn đang không biết cách xác định được những tổn thất trong OEE khiến chỉ số OEE chưa được cải tiến.
Hãy cùng theo dõi bài viết sau để rút ra được những lợi ích cho doanh nghiệp bạn nhé.
1. Tổng quan về chỉ số OEE
Chỉ số OEE - Overall Equipment Effectiveness là một thuật ngữ, thông số được sử dụng phổ biến trong bảo trì năng suất toàn diện. Trong sản xuất công nghiệp thì chỉ số OEE dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị một cách tổng thể dựa trên 3 yếu tố: Nguồn lực – thời gian, chất lượng, tốc độ vận hành. Áp dụng chỉ số OEE trong sản xuất là một lợi thế mạnh mẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được mục tiêu sản xuất. Đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cụ thể như:- Lợi tức đầu tư thiết bị (ROI)
- Nâng cao năng lực cạnh tranh
- Cắt giảm chi phí máy móc
- Tối đa hóa năng suất của nhân viên
- Dễ dàng hình dung hiệu suất
2. Áp dụng OEE trong dây chuyền sản xuất
Để áp dụng OEE vào trong dây chuyền sản xuất, trước tiên chúng ta cùng nhìn lại cách tính chỉ số này nhé. Công thức tính chỉ số OEE được sử dụng để tính hiệu quả hoạt động của một máy, sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất tự động cơ khí hóa cao. Công thức tính chỉ số OEE: OEE = Availability x Quality x Perforamnce Dựa vào biểu đồ trực quan minh họa trên đây, ta sẽ diễn giải ý nghĩa của biểu đồ này như sau: Avaiability = 97%: nguồn lựa thời gian tận dụng 97%, còn lại 3% là khoảng thời gian chết. Quality = 90%: Ví dụ 100 sản phẩm được đưa vào chuyền cắt thì chỉ 90 sản phẩm đạt chất lượng, hoặc cứ 100 tiếng hoạt động thì sẽ tổn thất 10 tiếng lãng phí cho các vấn đề liên quan đến chất lượng. Performance = 102%: là tốc độ sản xuất của dây chuyền vượt mục tiêu 2% trên thời gian quy định. Ví dụ minh họa: Một dây chuyền sản xuất đề ra mục tiêu là 220 sp/giờ với sản phẩm đạt chất lượng loại A trong tổng thời gian sản xuất thực tế là 198 giờ, RFT là 90% (Cắt + May + Lắp Ráp). Theo như báo cáo thì dây chuyền có thể sản xuất được 39,764 sp trong tháng 1. Từ đó ta có các kết luận như sau:- Thời gian để sản xuất ra sản phẩm đạt loại A: (220 sp/giờ)/(39,764 sp/tháng1 ) = 180.7455 giờ.
- Hiệu quả sản xuất theo giờ: (180.7455 giờ)/(90% ) = 200 giờ.
- Performance: 200/198 ≈ 102%
3. 6 tổn thất trong OEE
a. Tổn thất 1: Hỏng hóc của máy móc, thiết bị
Trong các hoạt động sản xuất, tổn thất về máy móc và thiết bị là dễ dàng nhìn thấy nhất. Tổn thất này thuộc nhóm “ Tổn thất dừng máy” trong OEE. Một vài trường hợp thường xảy ra như:- Hỏng hóc khuôn, gá, các bộ phận máy,…
- Không có các hoạt động bảo dưỡng trong kế hoạch.
- Hỏng hóc cơ điện, không vận hành đúng theo yêu cầu, thông số,…
- …
Nhận xét
Đăng nhận xét