Automation test là gì? Ưu điểm và cách thức hoạt động

Automation test là gì? Đối với ngành công nghệ thông tin thì khái niệm này đã không còn xa lạ gì nhiều. Đặc biệt đối với các lập trình viên chúng được xem như cánh tay phải đặc lực trong kiểm tra code. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem chúng có những ưu điểm gì mà trở nên tin cậy như vậy nhé. 

1. Automation test là gì?

Automation test là gì?

Automation test (kiểm thử tự động) là một phần trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, nó đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng suất kiểm thử, giảm thiểu lỗi cùng như sự nhàm chán với việc kiểm thử bằng tay trong một thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại.

Kiểm thử tự động là một quá trình xử lý tự động các bước thực hiện một test case. Kiểm thử tự động được thực hiện bởi phần mềm kiểm thử tự động hay còn gọi là Automation Testing Tool.

Một số phần mềm kiểm thử tự động nổi tiếng hiện nay như:

  • Quick Test Profressional - (HP)
  • Selenium
  • Test Architect - (LogiGear)
  • Ranorex
  • Visual Studio CodedUI Testing
  • TestComplete (SmartBear)
  • SOAPUI - Web Services Testing (SmartBear)

2. Ưu nhược điểm của Automation test

Ưu nhược điểm của Automation test

2.1 Ưu điểm

  • Độ tin cậy cao: các công cụ có sự ổn định cao vì hoạt động theo quy trình định sẵn. Đặc biệt trong trường hợp nhiều test cases.
  • Khả năng lặp: giúp các tester không phải lặp đi lặp lại các thao tác (ví dụ: nhập dữ liệu, click, check kết quả,…) một cách nhàm chán.
  • Khả năng tái sử dụng: với một bộ kiểm thử tự động, bạn có thể sử dụng cho nhiều phiên bản ứng dụng khác nhau.
  • Tốc độ cao: tốc độ của kiểm thử tự động nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ con người. Chỉ mất 30s có thể test xong 1 case, trong khi thủ công phải tốn ít nhất 5 phút.
  • Chi phí thấp: nếu bạn áp dụng kiểm thử tự động đúng cách, người ta có thể tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và nhận lực.

2.2 Nhược điểm

  • Khó mở rộng, khó bảo trì: trong cùng một dự án, để mở rộng phạm vi cho kiểm thử tự động khó hơn nhiều so với kiểm thử thủ công vì cập nhật hay chỉnh sửa yêu cầu nhiều công việc như debug, thay đổi dữ liệu đầu vào và cập nhật code mới.
  • Khả năng bao phủ thấp: do khó mở rộng và đòi hỏi nhiều kỹ năng lập trình nên độ bao phủ của kiểm thử tự động thấp xét trên góc nhìn toàn dự án.
  • Vấn đề công cụ và nhân lực: hiện nay cũng có nhiều công cụ hỗ trợ kiểm thử tự động khá tốt nhưng chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Ngoài ra nhân lực đạt yêu cầu (có thể sử dụng thành thạo các công cụ này) cũng không nhiều.

3. Cách thức hoạt động của Automation test

3.1 Lựa chọn công cụ kiểm thử

Lựa chọn công cụ kiểm thử

Trước khi áp dụng Automation test bạn cần phải xác định mục tiêu. Sau khi chắc chắn, bạn cần chọn công cụ kiểm thử phần mềm. Bạn có thể cân nhắc đến những điểm sau khi chọn công cụ:

  • Nó có dễ dàng để phát triển và duy trì các script cho công cụ hay không?
  • Nó có hoạt động trên các nền tảng như web, điện thoại di động, máy tính để bàn, v.v... không?
  • Công cụ có chức năng báo cáo kiểm thử không?
  • Công cụ này có thể hỗ trợ bao nhiêu loại kiểm thử?
  • Công cụ hỗ trợ bao nhiêu ngôn ngữ?

3.2 Xác định phạm vi tự động hóa

Tiếp theo, bạn cần xác định phạm vi tự động hóa. Để dễ dàng hơn khi lựa chọn ra những trường hợp kiểm thử nào sẽ sử dụng tự động hóa. Hãy xem xét những điều sau:

  • Các trường hợp có lượng lớn dữ liệu.
  • Các trường hợp thử nghiệm có chức năng chung trên các ứng dụng
  • Tính khả thi về kỹ thuật
  • Mức độ có thể sử dụng lại các thành phần của doanh nghiệp
  • Sự phức tạo hóa của các trường hợp kiểm thử

3.3 Lập kế hoạch, thiết kế và phát triển

Lập kế hoạch, thiết kế và phát triển

Bước tiếp theo là lập kế hoạch, thiết kế và phát triển, bao gồm:

  • Phát triển các trường hợp kiểm thử: Nên chia các bài kiểm tra lớn, phức tạp thành nhiều bài kiểm tra đơn giản, logic và nhỏ hơn.
  • Phát triển bộ kiểm thử: bộ thử nghiệm đảm bảo rằng các trường hợp thử nghiệm tự động chạy lần lượt mà không cần bất kỳ sự can thiệt thủ công nào.

3.4 Thực thi kiểm tra

Các script tự động hóa được thực thi trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc thực thi có thể được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ tự động hóa trực tiếp hoặc thông qua công cụ quản lý kiểm thử sẽ gọi công cụ tự động hóa.

3.5 Bảo trì

Khi các chức năng mới được thêm vào phần mềm mà bạn đang thử nghiệm với những chu kỳ liên kết, các script tự động hóa cần được thêm, xem xét và duy trì cho mỗi chu kỳ phát hành. Do đó, việc bảo trì trở nên cần thiết để nâng cao hiệu quả của tự động hóa.

4. Để trở thành Automation tester thì bắt đầu từ đâu?

Để trở thành Automation tester thì bắt đầu từ đâu?

Để trở thành một Automation Tester, trước tiên, bạn cần có những kiến thức nằm lòng về testing:

  • Types testing: Unit/Intergration/System/Sanity/Regression test/....
  • Testing Techniques: Phân tích giá trị biên/Phân vùng tương đương/Biểu đồ kết quả/Đoán lỗi/...
  • Nắm rõ về HTML và XPath để nhận dạng đúng test objects/elements mà mình cần thao tác.
  • Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình thông dụng, hỗ trợ cho việc scripting trên test tools: Java/C#/Python/Ruby/JS/...
  • Sử dụng thành thạo thư viện của Selenium WebDriver API bởi Selenium open source, dễ sử dụng, cộng đồng lớn.
  • Sử dụng thành thạo ít nhất 1 framework testing: Junit/TestNG/NUnit/... Từ đây sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc build framework, hỗ trợ trong việc phân nhóm, quản lý testscript, report, prepare data/environment/browsers.
  • Tìm hiểu về software design pattern để build framework/common library
  • Sử dụng/build framework thành thạo từ Page Object Model pattern.
  • Kỹ năng về coding/IDE: Debug, coding convension, source version control (GIT, SVN,...), cách sử dụng IDE: Visual Studio, Eclipse, IntelliJ..., làm việc với database...
  • Học hỏi công nghệ mới trong mảng automation testing: build tools: Maven, ANT..., CI/CD: Jenkins, TeamCity, CircleCI, TFS, Docker.., Clould: AWS, Saucelab, Browserstack, Testingbot..., big data: Hadoop, HBase, Hive..., mobile: Appinum...

>>> Xem thêm: Tester là gì? Software tester là gì?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổng quan về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp