Tiêu chuẩn AQL là gì? Các bước áp dụng AQL

Tiêu chuẩn AQL ra đời đã đóng một vai trò quan trọng nhất định đối với quản lý chất lượng. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang còn phải lo lắng khi việc kiểm tra mọi mặt hàng là quá tốn kém và mất thời gian, họ loay hoay đi tìm những lô hàng sản xuất đạt tiêu chuẩn.

Tất cả nỗi lo này đều được tiêu chuẩn AQL giải quyết triệt để, vậy hãy cùng xem tiêu chuẩn này có gì đặc biệt mà nhiều doanh nghiệp tin dùng như vậy nhé.

1. Tổng quan về tiêu chuẩn AQL

a. Tiêu chuẩn AQL là gì?

Tiêu chuẩn AQL là gì?

Tiêu chuẩn AQL được viết tắt từ Acceptable Quality Level hoặc Acceptable Quality Limit. Bạn có thể hiểu theo nghĩa được dịch là “ mức độ chất lượng chấp nhận được”. Đây là một tiêu chuẩn hướng tới mục tiêu thống kê và kiểm soát chất lượng trong tổ chức.

Cụ thể thì tiêu chuẩn AQL sẽ biểu hiện số lượng tối đa hàng hóa bị lỗi được chấp nhận. Theo đó, mỗi kích thước mẫu trong quá trình kiểm tra chất lượng sẽ có một mức độ khác nhau được biểu thị dưới dạng tỉ lệ phần trăm hoặc tỉ lệ của số lượng sản phẩm lỗi trên tổng số lượng sản phẩm kiểm tra.

Trong thống kê AQL thì hàng hóa sẽ được kiểm tra ngẫu nhiên, sau đó tiến hành so sánh giữa 2 chỉ tiêu là mặt hàng bị lỗi và số lượng xác định, từ đó tiếp tục xác định nguyên nhân gây ra lỗi.

b. Ví dụ về tiêu chuẩn AQL

Tỉ lệ AQL 1% có nghĩa là nếu không quá 1% sản phẩm trong lô hàng bị lỗi thì toàn bộ lô hàng có thể được chấp nhận.

Nếu một lô sản phẩm bao gồm 1.000 sản phẩm, nếu có từ 10 sản phẩm bị lỗi trở xuống thì có thể chấp nhận được. Nếu 11 sản phẩm bị lỗi thì toàn bộ lô hàng đó sẽ bị loại bỏ.

Con số 11 sản phẩm bị lỗi trở lên được gọi là giới hạn chất lượng có thể từ chối (RQL).

2. Phân loại các lỗi AQL theo mức độ

Phân loại các lỗi AQL theo mức độ

Trong tiêu chuẩn AQL thì được chia thành 3 loại lỗi: nhỏ, lớn, nghiêm trọng.

Lỗi nhỏ Lỗi lớn Lỗi nghiêm trọng
  • Những lỗi này sẽ không cản trở đến quá trình vận hành của sản xuất.
  • Ví dụ: những vết xước nhỏ trên chân bàn, ghế sẽ không nhìn thấy được.
  • Thông thường AQL sẽ cho các lỗi nhỏ này là 4%.
  • Lỗi lớn thường ảnh hướng khá lớn đối với việc thu hồi sản phẩm.
  • Ví dụ: sản phẩm tivi xuất xưởng bị nứt hoặc bị chập điện. Khách hàng vì thế không chấp nhận, nên sản phẩm sẽ bị thu hồi để sửa chữa.
  • AQL cho các lỗi lớn là 2,5%.
  • Những lỗi nghiêm trọng là những sản phẩm không sử dụng đúng tính chất. Gây nguy hiểm hoặc đe dọa đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Một sản phẩm khiếm khuyết nghiêm trọng có thể khiến tổ chức, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người bán chịu các trách nhiệm phát lý.
  • Ví dụ: sản phẩm bếp gas bị rò rỉ khí, tủ lạnh bị rò rỉ điện,…
  • Chính vì thế mà mức AQL được định nghĩa bằng 0%.

Qúa trình tạo ra một sản phẩm rất khó để chúng có thể hoàn hảo được 100%, trong bất kỳ các khâu trước khi ra thành phẩm đều có nguy cơ sẽ phát sinh ra lỗi.

Tuy nhiên các lỗi nếu nằm trong phạm vi tiêu chuẩn AQL thì vẫn có thể chấp nhận được và tiếp tục hoạt động. Nhưng đối với những trường hợp vượt quá tiêu chuẩn AQL thì buộc phải thu gom để sửa chữa.

Giới hạn chấp nhận của tiêu chuẩn AQL còn tùy thuộc vào sản phẩm và ngành khác nhau. Do đó, việc kiểm tra ngẫu nhiên từ các lô sản xuất trước khi vận chuyển sẽ giúp dễ dàng xác định các lỗi và xử lý được nhanh chóng.

3. Phương pháp lấy mẫu trong AQL

Có 3 phương pháp được thực hiện lấy mẫu trong tiêu chuẩn AQL như sau:

  • Lấy mẫu đơn: nó chỉ yêu cầu một mẫu có kích thước n và số lượng giá trị mặc định là c. Do đó nó còn được gọi là (n,c) – sampling. Nếu trong mẫu n giá trị mặc định lớn hơn c thì toàn bộ lô bị loại.
  • Lấy mẫu kép: Mở rộng hơn phương thức lấy mẫu đơn, có thể đưa ra quyết định hơn nếu như mẫu đầu tiên không quyết đoán.
  • Lấy mẫu tuần tự: đây là một phương pháp phức tạp, với mỗi mẫu hạng mục từ mẫu được thử nghiệm và quyết định chấp nhận hay loại bỏ sau khi doanh nghiệp có được kết quả thử nghiệm.

4. Các cấp độ kiểm tra theo tiêu chuẩn AQL

Các cấp độ kiểm tra theo tiêu chuẩn AQL

a. Cấp kiểm tra chung (general inspection levels)

Kiểm tra chung được chia thành 3 cấp độ là GI, GII, GIII

  • GI – kiểm tra ít đơn vị

GI việc kiểm tra này sẽ mất ít thời gian hơn, với chi phí thấp nhưng độ tin tưởng không quá cao. GI là sẽ lựa chọn tốt nếu như bạn đang thiếu thời gian và tiền bạc.

Bạn có thể chọn GI nếu như:

  • Bạn có những hạn chế về ngân sách, không đủ khả năng để kiểm tra lâu hơn một ngày.
  • Sản phẩm có giá trị thấp như hàng khuyến mãi, hàng có rủi ro an toàn tối thiểu.
  • Các nhà cung cấp có một hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ dựa trên ISO 9001.
  • GII – kiểm tra mặc định và phổ biến nhất

Phạm vi của GII bao phủ rộng hơn với chi phí tương đối thấp. Các công ty giám định đôi khi gọi mức độ kiểm tra GII AQL là cỡ mẫu tiêu chuẩn.

Mức độ GII thường phù hợp cho lần kiểm tra đầu tiên vì những kết quả đầu tiên sẽ giúp bạn xác định được có phù hợp cho tương lai hay không, nếu bạn nên tăng hoặc giảm mức kiểm tra

  • GIII – kiểm tra tối đa

Kiểm tra cấp độ III là cỡ mẫu lớn, giúp người dùng tin tưởng hơn vào kết quả kiểm tra. Đổi lại bạn sẽ phải đợi kết quả lâu hơn, chi phí cũng tốn kém hơn.

Bạn có thể cân nhắc sử dụng GIII nếu:

  • Nhà cung cấp có lịch sử chất lượng kém.
  • Đơn đặt hàng đầu tiên của bạn với một nhà cung cấp.
  • Đơn đầu tiên của một sản phẩm mới được phát triển hoặc sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm có rủi ro cao.
  • Ví dụ

Có 5000 bàn gỗ được đặt hàng và doanh nghiệp sử dụng AQL từ các nhà cung cấp để tiến hành kiểm tra tại nhà máy. Trong quá trình kiểm tra lấy mẫu AQL, nếu sử dụng:

  • GI: kiểm tra 80 bàn gỗ.
  • GII: kiểm tra 200 bàn gỗ.
  • GIII: kiểm tra 315 bàn gỗ.

b. Cấp kiểm tra đặc biệt (special inspection levels)

Cấp kiểm tra đặc biệt (special inspection levels)

Trong cấp kiểm tra đặc biệt gồm có: S-1, S-2, S-3, S-4 được sử dụng cho các hạng mục cụ thể trong danh sách kiểm tra của nhà sản xuất. Cấp kiểm tra đặc biệt cung cấp kích thước mẫu nhỏ hơn, sử dụng thường cho một số thử nghiệm.

  • S-1: mã ký tự C
  • S-2: mã ký tự D
  • S-3: mã ký tự E
  • S-4: mã ký tự G.

Mức đặc biệt sẽ phụ thuộc vào các chi tiết cụ thể của sản phẩm và các bài kiểm tra được yêu cầu. Một số trường hợp có thể đảm bảo số lượng mẫu cao hơn, trong khi những trường hợp khác có thể đảm bảo số lượng ít hơn.

5. Kiểm soát chất lượng bằng quy trình AQL

Kiểm soát chất lượng bằng quy trình AQL

Tiêu chuẩn AQL đóng một vai trò quan trọng nhất định, được xem là tiền đề cho một quy trình QC hiệu quả. AQL tham gia nhiều nhất là quá trình kiểm tra chất lượng với các bước cơ bản được liệt kê dưới đây

  • Xác định kế hoạch lấy mẫu

Bạn cần xác định số lượng đơn vị sẽ có trong lô mẫu của đối tượng đang sản xuất, số lượng sẽ phụ thuộc vào tổng số đơn vị trong lô.

Sau khi đã xác định được số lượng đơn vị trong lô mẫu, bạn cần lưu ý đến đơn vị có lỗi nhỏ, lớn, nghiêm trọng trong lô đó.

Được lấy ví dụ như hình dưới đây:

  • Chọn ngẫu nhiên các đơn vị mẫu

Để lấy mẫu đại diện, hãy chọn ngẫu nhiên từ trên cùng, giữa và dưới cùng của nhiều pallet hoặc lô sản phẩm.

  • Kiểm tra từng đơn vị trong lô mẫu

Chọn sản phẩm từ danh sách “Chính sách chất lượng”: để tìm ra các tiêu chí kiểm tra phù hợp. Tiêu chí này cung cấp một danh sách tiêu chuẩn hóa các lỗi để tìm kiếm và các sai số tối thiểu được cho phép.

Kiểm tra từng mục trong lô mẫu: khi phát hiện các điểm không phù hợp, số lượng đơn vị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng dựa trên các tiêu chí kiểm tra như nhỏ, lớn, nghiêm trọng sẽ được thu thập để phân tích.

Các dữ liệu sản xuất bao gồm lỗi: được gửi đến các đơn vị phụ trách phân tích để nghiên cứu và đưa ra các phương án phù hợp.

  • Xác định số đơn vị bị lỗi

Sai sót dưới mức tối đa: nếu số lượng có lỗi nhỏ, lớn, nghiêm trọng dưới mức tối đa có thể chấp nhận được.

Sai sót ở mức tối đa hoặc trên mức tối đa: thì cần báo cáo các vấn đề nhanh chóng. Bên cạnh đó xác định tổng số đơn vị bị lỗi.

  • Báo cáo mọi vấn đề về chất lượng

Để báo cáo vấn đề về chất lượng, hãy gửi báo cáo vấn đề với các chi tiết sau:

  • Số đơn hàng
  • Loại lỗi (dựa trên Chính sách chất lượng )
  • Mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết (nhỏ, lớn, nghiêm trọng)
  • Tổng số đơn vị bị ảnh hưởng
  • Hình ảnh về khiếm khuyết

6. Lợi ích tiêu chuẩn AQL đem lại

Lợi ích tiêu chuẩn AQL đem lại

Một lô hàng sai phạm sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề khác, tỉ như: thu hồi toàn bộ hàng hóa, ảnh hưởng đến cam kết đáp ứng đơn của doanh nghiệp với khách hàng, ảnh hưởng uy tín, thiệt hại chi phí sản xuất,…

Để giảm thiểu được những thiệt hại không mong muốn, tiêu chuẩn AQL đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng đối với các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn AQL:

  • Có thể tiến hành kiểm tra nhanh chóng dựa vào tỉ lệ số lượng sản phẩm lỗi trên tổng số sản phẩm kiểm tra mà không cần dùng quá nhiều nhân lực.
  • Nếu sản phẩm có tỷ lệ lỗi thấp, giúp doamh nghiệp yên tâm xuất kho hàng hóa.
  • Giúp tối ưu chi phí hoạt động thu hồi sản xuất, xử lý khủng hoảng chất lượng, gia tăng khả năng đáp ứng đơn hàng, xây dựng uy tín,…
  • Thông qua AQL để đánh giá chất lượng nhà cung cấp.

Những ngành khác nhau có giới hạn về tiêu chuẩn AQL không giống nhau, nếu một sản phẩm có khiếm khuyết chỉ tạo ra tác dụng phụ không nghiêm trọng thì có thể có tiêu chuẩn AQL ít nghiêm ngặt hơn.

Khách hàng tất nhiên sẽ thích các sản phẩm hoặc dịch vụ không có chút khuyết tật nào - mức tiêu chuẩn AQL lí tưởng. Tuy nhiên, người bán và khách hàng thường cố gắng thỏa hiệp và đặt mức tiêu chuẩn AQL được dựa trên các yếu tố thông thường về kinh doanh, tài chính và mức độ an toàn.

>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi