M2M là gì? tìm hiểu về machine to machine
M2M là gì? Những ứng dụng của M2M trong cuộc sống hiện nay có gì thay đổi so với nền công nghiệp cũ? Để giải đáp được thắc mắc hãy cùng theo dõi bài biết này để xem cách thức hoạt động M2M là gì nhé.
1. M2M là gì?
[caption id="attachment_5135" align="aligncenter" width="600"] M2M là gì?[/caption]M2M được viết tắt từ cụm từ Machine to Machine, có thể được hiểu là “ liên kết giữa máy và máy”. Với thời đại công nghệ đang dần thay đổi thế giới của chúng ta, thì M2M là một khái niệm về công nghệ quen thuộc và không còn xa lạ đối với dân yêu công nghệ.
M2M là khái niệm mô tả về bất kỳ công nghệ nào cho phép các thiết bị được kết nối mang trao đổi thông tin và thực hiện các hành động mà không cần sự tác động của con người.
Điều này có thể kết nối PLC hoặc truyền thông không dây qua IoT. Việc chuyển sang không dây làm cho M2M dễ dàng hơn và cho phép nhiều ứng dụng kết nối hơn.
Công nghệ M2M lần đầu tiên được áp dụng vào trong các thiết lập sản xuất và công nghiệp là các công nghệ giám sát từ xa, giúp quản lý và kiểm soát dữ liệu từ xa từ các thiết bị.
Kể từ đó M2M đã tìm ra các ứng dụng trong các lĩnh vực khác từ chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, bảo hiểm,…
2. Cách thức hoạt động của Machine to Machine
Mục đích chính của công nghệ M2M là nhắm vào dữ liệu cảm biến và truyền nó đến mạng lưới. Ban đầu, M2M dựa trên khái niệm viễn trắc (telemetry) – các thiết bị và cảm biến thu thập dữ liệu từ xa và gửi chúng đến một điểm trung tâm để phân tích.
Về sau công nghệ này thường sử dụng các mạng internet thay cho các tín hiệu vô tuyến. Ví dụ như mạng di động, ethernet để mang lại hiệu quả hơn về mặt chi phí.
Các thành phần chính của một hệ thống M2M bao gồm: cảm biến, RFID, wifi hoặc liên kết truyền thông di động và phần mềm điện toán tự động được lập trình,…
Việc áp dụng cảm biến không dây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công nghệ này trong việc cung cấp dữ liệu viễn trắc. Cảm biến, mạng kết nối không dây, máy tính là những công cụ có vai trò tập trung và phân tích dữ liệu. Sau đó, hệ thống truyền đạt lại các dữ liệu này, kích hoạt các hành động tự động, được lập trình sẵn để xử lý tình huống.
Giao tiếp M2M giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chết của thiết bị, từ đó giảm chi phí bảo trì. Hơn nữa, quy trình sản xuất có thể được rút ngắn hơn khi triển khai M2M vì nó tự động hóa những thay đổi trong hoạt động và tối đa hóa hiệu suất.
3. Sự khác nhau giữa IoT và M2M là gì?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu được M2M là gì? Nhìn chung M2M và IoT là đều kết nối thiết bị với mạng. Tuy nhiên, M2M và IoT đều có những đặc điểm riêng biệt như sau:
Truy cập từ xa
M2M là công cụ tạo điều kiện cho việc kết nối trở thành một hệ thống thiết bị thông minh, thu thập các. dữ liệu hoạt động để cải thiện quá trình sản xuất.
M2M đang cách mạng hóa mạnh mẽ, giúp cho các doanh nghiệp vận hành, liên kết máy móc, thiêt bị từ xa. Công cụ hỗ trợ M2M ở đây chính là thiết bị đám mây.
Còn đối với các thiết bị IoT đang cải tiến hầu như đều dựa trên nền tảng kết nối M2M. Vì vậy, IoT như một công nghệ kết nối rộng hơn M2M nhờ được tăng cường cải tiến mạnh.
Hoạt động kinh doanh
M2M chủ yếu được các doanh nghiêp sử dụng để cập nhật và quản lý máy móc nội bộ. Còn ứng dụng của IoT thì được các doanh nghiệp áp dụng cho cả doanh nghiệp và khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng với nhà cung cấp dịch vụ.
M2M là một công nghệ kinh doanh hỗ trợ cải tiến hoạt động, trong khi IoT cho phép các doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách tận dụng tính năng theo dõi tài sản và phân tích dữ liệu của nó.
2 Kết nối này sẽ cho phép thu thập các phân tích và các khái niệm ngân quỹ khác nhau. Ngoài ra, chúng còn được các cơ quan sử dụng để phát triển cấu trúc vận hành của riêng họ.
Cách thức kết nối
M2M cho phép máy giao tiếp với máy và IoT thì giúp thiết bị kết nối với thiết bị. Cùng sự hỗ trợ của Internet và liên kết dữ liệu đám mây.
Mặc dù IoT đã mở rộng các hệ thống khác nhau của mình để cho phép các ứng dụng mới. Còn M2M sử dụng các cảm biến từ xa và các cấu trúc của đảo trong các số liệu thống kê được thu thập từ xa.
Trên thực tế, IoT không chỉ là kết nối thiết bị, như trường hợp cộng đồng tiện ích kết nối.
Tỷ lệ liên kết
Hiện này thì IoT có khả năng liên kết rộng hơn M2M nhờ có liên kết dữ liệu đám mây. Cấu trúc hoàn toàn dựa trên dữ liệu đám mây giúp loại bỏ bước hay cách thức về các kết nối phức tạp như M2M.
4. Ứng dụng của công nghệ M2M
Công nghệ M2M đang được ứng dụng rất phổ biến cho nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Từ cuộc sống thường nhật đến các hoạt động kinh doanh.
M2M là một công nghệ linh hoạt giúp chuyển đổi máy móc thông thường trở nên “thông minh”, đồng nghĩa với chuyển sang giai đoạn tiếp theo của M2M: Internet of Things.
Các ứng dụng của M2M là không giới hạn, dưới đây là một vài các ứng dụng cụ thể. Để minh họa rõ hơn về chúng:
Hệ thống quản lý đội tàu thời gian thực
Đây là sự kết hợp giữa định vị GPS và hệ thống công nghệ nhắn tin tức thời GPRS. Bạn chỉ cần đăng nhập thông tin trên web bằng tài khoản thì có thể biết chính xác được thời gian thực của các phương tiện, trạng thái lái xe bất cứ lúc nào; họ cũng có thể truy vấn đường dẫn lịch sử của các phương tiện và truy cập để xem các báo cáo vận hành đội xe, bao gồm thống kê số dặm, báo cáo bất thường,…
Hệ thống quản lý đội tàu cho chức năng SMS để gửi tin nhắn văn bản cho người quản lý và người điều phối vào thời gian dự kiến hoặc khi xảy ra sự kiện bất thường.
Hệ thống định vị không dây
Hệ thống này có thể sử dụng trong môi trường trong nhà và ngoài trời, dùng để giám sát vị trí chính xác của một đối tượng nhất định.
Ngoài ra, chúng kết hợp các ứng dụng khẩn cấp để làm cho những người gọi trợ giúp có thể tìm thấy ngay lập tức.
Chúng có thể sử dụng cho công nghiệp hoặc thương mại, như: văn phòng thương mại lớn, trung tâm mua sắm, phòng điện cao thế, phòng khí độc, nhà máy xử lý nhiệt độ cực cao, bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc, v.v
Quản lý nhà kính
Giúp theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, kiểm soát ánh sáng và nước của ngôi nhà xanh.
Ghi dữ liệu hành trình
Hệ thống thanh toán khí Gas thông minh
Ở hệ thống thanh toán Gas truyền thống, công ty Gas sẽ thu dữ liệu khách hàng yieeu thụ bằng cách truy cập vào từng nhà của người dùng và sao chép từ đồng hồ đo gas.
Còn ở hệ thống thanh toán khí Gas thông minh, mỗi mô đun sẽ được kết nối với đồng hồ đo khí. Khi cần tính toán hóa đơn gas, bộ điều khiển trong trung tâm dữ liệu có thể lấy dữ liệu về khối lượng tiêu thụ thông qua các module.
Giải pháp xe tự hành không dây
>>> Xem thêm: NET framework là gì? Khái niệm và thành phần
Nhận xét
Đăng nhận xét