ISO là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO
ISO là gì? ISO được biết đến là hệ thống các quy chuẩn quốc tế được đặt ra dựa trên kinh nghiệm của những nhà quản lý thành công hàng đầu thế giới. Thế nhưng nhiều người vẫn chỉ biết sơ qua về chúng mà không hiểu là chúng được áp dụng cho những lĩnh vực nào. Để giải đáp được hãy cùng tìm hiểu xem ISO là gì nhé?
1. ISO là gì?
[caption id="attachment_5167" align="aligncenter" width="600"] ISO là gì?[/caption]ISO ( International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào ngày 23/2/1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.
Hiện nay ISO có hơn 160 nước là thành viên ISO và được chia thành 3 dạng:
- Hội viên: đây là cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và là những thành viên duy nhất có quyền biểu quyết tại ISO.
- Thành viên thường trực: là những nước không có tổ chức tiêu chuẩn riêng của họ. Các thành viên này được thông báo về công việc của ISO, nhưng không tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn.
- Thành viên đăng ký: là những quốc gia có nền kinh tế nhỏ, họ cần trả lệ phí thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên.
Việt Nam là thành viên thứu 77 nằm trong tổ chức này. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN).
ISO có nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về các vấn đề tiêu chuẩn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hành hóa, dịch vụ quốc tế.
Ngày nay, ISO ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
2. Tiêu chuẩn ISO là gì?
[caption id="attachment_5169" align="aligncenter" width="600"] Tiêu chuẩn ISO là gì?[/caption]Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế, nó được công nhận và có giá trị toàn cầu. Giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, có thể sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng với chất lượng đồng đều.
Tiêu chuẩn ISO được xem như là một thước đo đồng đều cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới cùng hướng tới.
Tính đến thời điểm hiện nay, tổ chức ISO đã ban hành trên 22.000 tiêu chuẩn quốc tế và các văn bản tài liệu liên quan. Liên quan đến nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe,…
Các tiêu chuẩn ISO sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn. Giảm thiểu những sai sót và lãng phí trong việc sửa chữa hàng hóa hư hỏng.
Tiêu chuẩn này cũng giúp cho khách hàng có sự so sánh các sản phẩm tại các thị trường khác nhau. Tạo ra một sản phẩm đủ tiêu chuẩn, một thị trường đầy chất lượng, phát triển thương mại toàn cầu một cách công bằng nhất.
3. Nguyên tắc xây dựng phát triển tiêu chuẩn ISO
Ở bài trên chúng ta đã tìm hiểu qua về ISO là gì? và tiêu chuẩn ISO là gì? Nhưng tiêu chuẩn này được ban hành thông qua những nguyên tắc nào thì chúng ta phải tham khảo dưới đây:Đáp ứng nhu cầu thị trường
ISO không bắt đầu dựa theo một tiêu chuẩn mới, mà nó đáp ứng nhu cầu của ngành hoặc các bên liên quan khác như hiệp hội người tiêu dùng.
Thông thường sẽ là một lĩnh vực hay một nhóm báo hiệu sự quan tâm của một tiêu chuẩn cho thành viên ISO đối với quốc gia của mình, sau đó sẽ báo cáo cho ISO.
Dựa trên chuyên môn toàn cầu
Các tiêu chuẩn ISO được phát triển bởi các nhóm chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, tạo thành các nhóm lớn hơn – các ủy ban kỹ thuật.
Các chuyên gia đàm phán các tiêu chuẩn đến từng chi tiết nhỏ nhất, bao gồm: phạm vi, định nghĩa, nội dung chính của chúng.
Thành quả của một quá trình tổng hợp
Các uy ban kỹ thuật bao gồm các chuyên gia từ các ngành liên quan, các đại diện từ các hiệp hội người tiêu dùng, học viện, tổ chức phi chính phủ và chính phủ.
Dựa trên ý kiến
Việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO là một phần của quá trình có sự đồng thuận và các quan sát của các bên liên quan được tính đến.
4. Các tiêu chuẩn ISO phổ biến
-
Tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), nhằm giúp các tổ chức đảm bảo đáp ứng nhu cầu của của khách hàng cùng các bên thứ 3 theo quy định của bộ tiêu chuẩn.
-
Tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về Quản lý chất lượng, đây được xem là tiêu chuẩn phổ biến nhất do ISO ban hành. Có vai trò đánh giá hệ thống quản lý chất lượng một cách chặt chẽ, để xem hệ thống quản lý đó có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 được ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015 . Tiêu chuẩn này có tên đầy đủ là ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
-
Tiêu chuẩn ISO 13485
Tiêu chuẩn ISO 13485 được sử dụng trong lĩnh vực y tế, áp dụng cho các tổ chức tham gia vào việc sản xuất, thiết kế, bảo trì các thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan.
Đóng vai trò xây dựng và kiểm soát chất lượng các thiết bị y tế. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì ISO 13485 là một tiêu chuẩn rất nên có.
-
Tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn trong lĩnh vực Quản lý môi trường. Đây là tiêu chuẩn mới nhất của ISO, nếu được kết hợp cùng với ISO 9001 thì doanh nghiệp sẽ có hướng kinh doanh rõ ràng, hiệu quả và chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn.
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 được sử dụng cho bất kì tổ chức nào muốn thiết lập, cải thiện hệ thống môi trường phù hợp với các yêu cầu và cách chính sách về môi trường.
-
Tiêu chuẩn ISO 20000
Tiêu chuẩn ISO 20000 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá các hoạt động quản lý dịch vụ SMS - dịch vụ nhắn tin viễn thông.
Khi tuân theo tiêu chuẩn ISO 20000, các bên dịch vụ SMS sẽ được cung cấp các kế hoạch, triển khai, vận hành quy trình, kiểm tra và theo dõi quy trình đó, giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
-
Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm.
ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
-
Tiêu chuẩn ISO 26000
Đây là tiêu chuẩn, nguyên tắc về trách nhiệm xã hội. Quy chuẩn này giúp doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ, chia sẻ các phương pháp liên quan đến trách nhiệm xã hội, toàn cầu.
-
Tiêu chuẩn ISO 27000
Tiêu chuẩn này được ban hành nhằm giúp các tổ chức giữ an toàn thông tin tài sản như thông tin tài chính, bản quyền sở hữu trí tuệ, các giao dịch với bên thứ ba.
-
Tiêu chuẩn HACCP
Tiêu chuẩn HACCP (viết tắt của “Hazard Analysis and Critical Control Points”). Có nghĩa là “Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”) là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm của doanh nghiệp, dựa trên việc kiểm soát giới hạn các mối nguy hại tại các điểm trọng yếu.
-
Tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001 là tiêu chuẩn ISO cho các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp được công nhận và triển khai trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này đã được xuất bản vào năm 2018 để thay thế OHSAS 18001: 2007.
ISO 45001:2018 là tiêu chuẩn toàn cầu đầu tiên cho Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.ISO 45001:2018 được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018.
5. Tại sao phải áp dụng tiêu chuẩn ISO cho các tổ chức
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng và lên ý tưởng dựa theo câu trả lời của một câu hỏi cơ bản: Đây là cách tốt nhất để làm điều này?
Tổ chức ISO tính đến nay đã có hơn 75 năm phát triển, tạo nên một nền tảng tiêu chuẩn lớn đối với mọi sản phẩm, ngành nghề, quốc gia.
Tiêu chuẩn ISO giúp cho người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm của họ an toàn, đáng tin cậy và có chất lượng tốt. Các tiêu chuẩn của ISO về an toàn đường bộ, an toàn đồ chơi và bao bì y tế an toàn chỉ là một vài trong số đó giúp biến thế giới thành một nơi an toàn hơn.
Các cơ quan quản lý và chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn ISO để giúp phát triển quy định tốt hơn, biết rằng họ có cơ sở vững chắc nhờ sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia được thành lập trên toàn cầu.
Vậy là bài viết trên đã thống kê những điều cơ bản nhất về ISO là gì? Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho tổ chức của bạn>>> Xem thêm: Quản lý chất lượng trong sản xuất đối với doanh nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét