Đồng hồ vạn năng là gì? Đồng hồ vạn năng đo gì?
Đồng hồ vạn năng là gì? Đồng hồ vạn năng đo gì? Những ứng dụng của đồng hồ vạn năng trong đời sống ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin của đồng hồ vạn năng thông qua bài viết này nhé.
1. Đồng hồ vạn năng là gì?
Đồng hồ vạn năng là thiết bị điện tử có chức năng đo lường cơ bản. Chúng có thể kiểm tra nhanh và đo các thông số của dòng điện một chiều hoặc xoay chiều (AC hoặc DC).
Các thông số đó bao gồm: cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số, kiểm tra liên tục, đo kiểm tra diode,… Ngoài ra một số đồng hồ vạn năng còn có thể đo nhiệt độ.
Về phân loại cơ bản nhất thì đồng hồ vạn năng gồm có vạn năng số hoặc vạn năng kim. Về thiết kế đồng hồ đo điện giống như một chuyển động của đồng hồ thông thường có thể được thực hiện như một đồng hồ vôn kế, ampe kế, hoặc đồng hồ đo điện đơn giản bằng cách kết nối nó với các mạng điện trở bên ngoài khác nhau.
Trong những trường hợp này, thiết bị còn được gọi là vôn-ohm-milimet (VOM) vì có công dụng như một chiếc vôn kế, ampe kế và ohm kế.
2. Ứng dụng của đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng gần như là không thể thiếu trong các lĩnh vực về điện. Đồng hồ vạn năng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học, lắp ráp thiết bị điện tử,.. cho đến ứng dụng thực tế trong sản xuất.
Dưới đây là những ứng dụng cơ bản nhất mà mọi người vẫn hay thường thấy
Ứng dụng trong nghiên cứu
Ngày nay các cuộc nghiên cứu vật lý về dòng điện được diễn ra rất nhiều và đồng hồ vạn năng luôn là thiết bị quan trọng đồng hành trong lĩnh vực này.
Thiết bị này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu biết chính xác hơn các thông số của dòng điện, nhận biết được rõ ràng nhất đâu là dòng điện một chiều hoặc đâu là dòng điện hai chiều.
Đặc biệt hơn là sự tiện ích mà chúng đem lại, sẽ không mất nhiều thời gian để cho ra kết quả chính xác.
Ứng dụng trong ngành thiết bị điện, điện tử
Thiết bị này đặc biệt được ưu ái bởi những người làm trong ngành nghề này, bởi chúng rất tiện lợi trong công tác kiểm tra điện và điện tử.
Đặc biệt với dòng đồng hồ vạn năng số, cho ra kết quả chính xác một cách nhanh và chính xác nhất trên màn hình LCD. Giúp người dùng điều chỉnh được các thông số trên cuộn cảm, kiểm tra lắp đặt mạch điện hiệu quả.
Không chỉ có thế, đồng hồ vạn năng mang lại rất nhiều tiện dụng cho kỹ sư điện tử có thể đo được dao động cho ở tần số thấp, điều chỉnh mạch điện của radio, đồng thời làm bộ kiểm tra điện thoại và mạch điện ô tô.
Ứng dụng trong sản xuất
Trong lĩnh vực sản suất, đồng hồ vạn năng giúp xác định nguồn năng lượng tốt cho quá trình sản xuất, lưu giữ được các số đo giữ hiệu điện thế, biết được nhiệt độ nào thích hợp cho cây trồng và gia sức bằng cách đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
3. Phân loại và cấu tạo của đồng hồ vạn năng
Cấu tạo đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng có cấu tạo bên ngoài như sau
- Núm xoay: Núm xoay có trên đồng hồ vạn năng thường được sử dụng để điều chỉnh chế độ mà bạn muốn đo. Ngoài ra chúng còn có thể sử dụng để bật hoặc tắt dụng cụ.
- Dây cáp đo: Thường sẽ bao gồm 2 sợi dây một sợi màu đen và một sợi màu đỏ. Sợi màu đỏ thường tượng trưng cho cực dương và ngược lại sợi màu đen tượng trưng cho cực âm. Đối với một số loại đồng hồ vạn năng chúng sẽ có thêm khả năng kiểm tra nhiệt độ, do vậy thường sẽ có thêm một sợi dây cáp nhiệt độ loại K, Chúng có thể được cắm trực tiếp vào lỗ chung hay lỗ điện áp hoặc lỗ chuyên dụng dành riêng. Đầu dò của cáp có một cảm biến rất nhỏ.
- Lỗ cắm: Lỗ cắm là chỗ được dùng để cắm các dây cáp vào đồng hồ vạn năng. Thường có nhiều hơn 2 lỗ trên đồng hồ bởi cáp dương màu đỏ sẽ cần lỗ khác nhau khi đo cường độ dòng điện và điện áp. Đa phần lỗ điện áp thường được sử dụng cho hầu hết các ứng điện trở, tần số hay điện dung.
- Màn hình: Màn hình trên đồng hồ thường là loại LCD, để chúng có thể hiển thị được giá trị số được được, ngoài ra còn có thêm đơn vị đo.
Phân loại đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng tương tự
Thiết bị này bao gồm: cuộn dây, kim, microammeter. Được dùng để tính toán các thông số như điện áp, dòng điện hiện tại,… Đồng hồ hoạt động hiển thị phụ thuộc vào microammeter, với thiết bị này người dùng có thể tính toán được bằng nhiều đại lượng bằng cách sửa đổi cài đặt của công tắc.
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Đồng hồ này sẽ đưa ra kết quả ở dạng số thập phân trên màn hình LCD với kích thước lớn cùng với độ sắc nét cao. Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số cung cấp đầy đủ các thông số, biểu tượng, đa dạng các tính năng giúp người dùng dễ dàng sử dụng.
Đồng hồ vạn năng Fluke
Dụng cụ này đo được với nhiều chức năng khác nhau như tính toán chu kỳ làm việc, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,… trong hệ thống điện ô tô. Ngoài ra chúng còn có thể điều chỉnh các thông số quan trọng như hiệu điện thế, dòng điện,… giúp bảo vệ thiết bị khỏi điện áp quá độ.
Đồng hồ vạn năng dạng kẹp
Được dùng chủ yếu để đo dòng điện vạn năng AC/DC hoặc dùng để tính toán công suất tiêu thụ dựa trên các thông số điện áp và giá trị ampe thu được.
Đồng hồ vạn năng tự động
Thiết bị này có chi phí cao hơn so với các loại khác, hỗ trợ người dùng trong việc đo cường độ dòng điện, điện áp xoay chiều AC,... Đồng hồ vạn năng tự động được thiết kế ít nút điều khiển giúp người dùng dễ dàng lựa chọn các thang đo và các chức năng phù hợp
4. Đồng hồ vạn năng đo gì?
Đồng hồ vạn năng có thể đó được rất nhiều các thông số khác nhau, dưới đây là một số ví dụ và cách đó của một vài thông số:Cách sử dụng đồng hồ điện năng đo điện áp
Bước 1: Cắm đầu dò đen vào COM và đầu dò màu đỏ vào mAVΩ. Thường đồng hồ loại cầm tay sẽ sử dụng dòng điện trực tiếp nên ta đặt đồng hồ vạn năng thành 2V trong phạm vi DC để đo điện áp pin 2A.
Bước 2: xoay núm vào vạch 20V.
Bước 3: kết nối đầu dò màu đen vào mặt âm của pin với ký hiệu “-“, đầu dò màu đỏ kết nối với mặt dương của pin ký hiệu “+”. Dùng một lực nhẹ bóp các đầu dò vào cực âm và dương của pin.
Bước 4: Lúc này chỉ cần đọc kết quả trên màn hình.
Ở đây điện áp thường có hai dạng là điện áp xoay chiều và điện áp một chiều
- Điện áp xoay chiều (AC): ở các thiết bị trong gia đình như ổ cắm trên tường, lò vi sóng hoặc máy bơm,…
- Điện áp một chiều (DC): chủ yếu được sử dụng để đo pin, phổ biến trong xe hơi và các phương tiện khác và thường được sử dụng trong quá trình sửa chữa tự động.
Giống như bên trên thì đầu do màu đen luôn kết nối với COM và đầu dò màu đỏ vào mAVΩ. Cả hai điện áp AC và DC được đo bằng cách sử dụng các đạo trình kiểm tra trong cài đặt này.
- Di chuyển mặt số sang V ~ nếu bạn đang đo điện áp AC nếu bạn đo điện áp trong ổ cắm trên tường, máy giặt hoặc máy sấy, TV hoặc bất kỳ hệ thống điện nào khác trong nhà.
- Chuyển mặt số sang V~ để đo điện áp DC hoặc dòng điện trực tiếp, điện áp đo pin.
Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Bước 1: Cắm cổng đo màu đen vào cổng COM và đầu đo màu đỏ vào cổng Ω…
Bước 2: Xác định vị trí khu vực có ký hiệu điện trở. Tìm biểu tượng Ω trên vùng quay số vạn năng của bạn, nơi sẽ hiển thị các số cho điện trở. Xoay mặt số cho đến khi nó nằm trong phần này.
Bước 3: Cài đặt phạm vi dự kiến, giúp bạn biết độ mạnh của điện trở bạn đang đo.
Bước 4: Đặt các đầu dò trên điện trở để kiểm tra lượng điện trở, đọc kết quả trên màn hình, đó là kết quả cuối cùng.
Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng điện
Bước 1: Đo dòng điện của mạch bằng cách đo bằng ampe. Xoay mặt số đến vùng có ký hiệu A. A~ cho dòng điện xoay chiều và A còn lại cho dòng điện một chiều.
Bước 2: Cắm que đo màu đen vào COM và que đo màu đỏ vào cổng A.
Bước 3: Tiếp đến là bước mở mạch, dùng máy cắt dây để cắt dây điện. Tỉa bớt vỏ để chừa lỗi đồng ra để tiện cho việc kiểm tra.
Bước 4: Bạn đặt 2 đầu que đo vào 2 đầu của đoạn đây đã cắt. Sử dụng kẹp cá sấu để giữ các đầu dò và dây với nhau để rảnh tay.
Bước 5: Đọc số trên đồng hồ vạn năng để cho bạn biết ampe hoặc milliamp.
>>> Xem thêm: Van điều áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Nhận xét
Đăng nhận xét