Con lăn băng tải là gì? phân loại và ứng dụng

Con lăn băng tải là gì? phân loại và ứng dụng của con lăn băng tải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay sẽ được tổng hợp qua bài sau.

1. Con lăn băng tải là gì?

Con lăn băng tải là gì?

Con lăn là một hệ thống bao gồm trục con lăn, ổ bi, vỏ con lăn, và một số phụ kiện đi kèm chuyên biệt khác. Hiện nay con lăn đã được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều nền công nghiệp và nông nghiệp khác nhau như công ty bao bì, FMCG, đồ ăn, thức uống, hoa, phân bón. Tất cả được chế tạo đặc biệt theo từng yêu cầu của khách hàng với các quy cách khác nhau.

Con lăn có nhiệm vụ là nâng đỡ dây đai băng tải để vận chuyển hàng hóa hoặc có thể trực tiếp vận chuyển hàng hóa trên một mặt phẳng nhất định. Ngoài ra con lăn cũng có vai trò điều hướng sản phẩm đến đúng vị trí mong muốn và góp phần chống lệch dây băng tải.

2. Cấu tạo của con lăn

Cấu tạo của con lăn

Cấu tạo của con lăn băng tải khá đơn giản, con lăn được lắp vào trục với một ổ bi, vòng ngoài ổ gắn chặt với con lăn, vòng trong gắn với trục. Tuy con lăn băng tải có cấu tạo đơn giản nhưng các kỹ thuật sản xuất chúng đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn về sự đồng tâm, đồng trực, li tâm. Do đó, để con lăn băng tải đạt chuẩn quốc tế, có độ bền cao thì thợ gia công phải có một kỹ thuật tốt, các thiết bị máy hỗ trợ kiểm tra cẩn thận, tỉ mỉ.

Quy trình chế tạo vỏ con lăn

  • Các mặt trong và ngoài của vỏ con lăn phải luôn đảm bảo về độ đồng tâm, hình dáng cũng như độ dày của vỏ, yêu cầu không được có sự chênh lệch quá lớn.
  • Ống thép phải được mài nhẵn phía trong, và không được để lại ba via, nếu không nó sẽ là đối trọng và gây ra lực ly tâm, làm cho con lăn bị rung động mạnh, trong quá trình sản xuất dễ gây hư hỏng.
  • Khi gia công mặt trong của con lăn (nơi tiếp xúc với vòng ngoài ổ bi) khi lắp vào trục yêu cầu phải gia công thật nhẵn và chính xác để con lăn băng tải vận hành ổn định và có tuổi thọ lâu dài, không ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ hệ thống băng tải.
  • Mối ghép gối đỡ vòng bi là mối hàn đồng bộ hai đầu tạo thành một khối thống nhất, đảm bảo cho con lăn đứng vững khi truyền tải nặng hoặc chạy tốc độ cao.
  • Bề mặt con lăn phải luôn đảm bảo độ bóng nhất định.

Tiếp đến là thực hiện mối hàn đỡ vòng bi, đảm bảo con lăn đừng vững khi hoạt động và cuối cùng là công đoạn đánh bóng cho bề mặt con lăn.

Trục con lăn có các bề mặt cơ bản là các mặt trụ tròn xoay, mặt ngoài của trục con lăn dùng để lắp ghép với ổ bi và vỏ con lăn. Đây là bộ phận rất quan trọng để con lăn có thể vận hành một cách linh hoạt vào không xảy ra các sự cố.

3. Phân loại con lăn

Phân loại con lăn theo vật liệu chế tạo

Con lăn băng tải bọc cao su
  • Con lăn nhựa: con lăn nhựa PVC, con lăn nhựa PU, con lăn nhựa POM,…
  • Con lăn băng tải inox
  • Con lăn băng tải bọc cao su
  • Con lăn băng tải mạ kẽm.

Phân loại con lăn theo công dụng

Con lăn dẫn hướng
  • Con lăn dẫn hướng
  • Con lăng băng tải chủ động, con lăn băng tải bị động
  • Con lăn đỡ dây băng tải
  • Con lăn băng tải giúp chống lệch hướng belt

Phân loại con lăn theo cấu tạo

Con lăn giảm chấn
  • Con lăn trụ
  • Con lăn giảm chấn
  • Con lăn tự lựa
  • Con lăn côn
  • Con lăn ghép
  • Con lăn nhám, con lăn trơn

4. Ứng dụng của con lăn băng tải

Con lăn có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống băng tải của các ngành sản xuất nhất là ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ, cũng như nhiều ngành nghề khác. Có thể kể đến như các ngành công nghiệp khai thác như khai khoáng, luyện kim để vận chuyển nguyên liệu và các sản phẩm nặng. Giúp quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng, giảm tải sức lao động cho người lao động. Không những thế với những ngành nghề sản xuất trong môi trường độc hại thì con lăn lại càng phát huy và khẳng định được vai trò của mình hơn bằng việc giúp con người không tiếp xúc những chất độc hại

Để được sử dụng phổ biến như ngày nay, con lăn đã có những ưu điểm vượt trội cho riêng mình, để có thể được tin dùng.

  • Giúp vận chuyển các sản phẩm nặng nhanh chóng.
  • Có thể làm việc trong môi trường độc hại, bụi bặm, hóa chất,…
  • Khả năng chống chịu tốt, độ cơ động cao
  • Kết hợp được với nhiều hệ thống băng tải.
  • Vận hành linh hoạt trong điều kiện khắc nghiệt.

5. Cách bảo quản con lăn băng tải

Khi hoạt động con lăn tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm ướt bụi bẩm gây hư hỏng bề mặt, đặn biệt là các con lăn dùng trong công nghiệp

Hệ thống phớt bảo vệ, làm kín vòng bi kém hiệu quả dẫn đến hơi ẩm, nước, bụi mài mòn, rỉ sét, hạt hóa chất vẫn có thể dễ dàng tấn công nó. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu cách bảo quản con lăn để có thể kéo dài tuổi thọ tốt nhất cho nó.

Trước hết bạn cần phải thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bộ phận này, để chúng có thể hoạt động trơn tru một cách hiệu quả nhất và từ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho con lăn cũng như cho toàn bộ hệ thống băng tải.

>>> Xem thêm: Dây chuyền sản xuất là gì? Các loại dây chuyền sản xuất hiện nay

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Sản xuất hàng loạt là gì? Quy trình sản xuất hàng loạt