Support là gì? tổng quan về support

Support là gì? tổng quan về support bao gồm ý nghĩa, các công việc của support và những tố chất cần có trong support,... tất cả sẽ được tổng hợp qua bài viết sau đây

1. Support là gì?

Support là gì?

Support là một thuật ngữ trong tiếng Anh được dịch ra là trợ giúp, hỗ trợ. Đây cũng là ý nghĩa phổ biến của nó và được nhiều người sử dụng với ý nghĩa như vậy.Chúng ta có thể sử dụng linh hoạt từ này trong công việc cũng như cuộc sống để nhờ được trợ giúp hoặc đề nghị trợ giúp người khác về những việc mà họ hoặc chúng ta khó có khả năng tự lực hoàn thiện được.

Chúng ta có thể sử dụng từ này trong cuộc sống hàng ngày để nói về việc Mình cần được hỗ trợ điều gì? Ai đã hỗ trợ mình? hoặc là Mình đã trợ giúp cho ai?,… Nhìn chung, chúng ta sử dụng support để ám chỉ về việc chúng ta cần có một sự giúp đỡ từ phía ai đó về một lĩnh vực nào đó mà chúng ta hoàn toàn không biết.

2. Các dạng thức tồn tại của support

Suppot được sử dụng và xuất hiện nhiều trong các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, ngoài ra còn dựa vào những hoàn cảnh và những mục đích sử dụng lúc đó. Chúng ta cũng hay sử dụng từ support như một động từ trong lời nói hay văn viết khi giao tiếp với mọi người.

Các nghề nghiệp ta hay bắt gặp support nhất là trong ngành công nghệ thông tin, Financial Support là vị trí trong ngành tài chính, Sales support xuất hiện trong mảng phát triển kinh doanh. Support sẽ hỗ trợ, trợ lý cho các vị trí chính trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.

Một số lĩnh vực là hơn cũng hay thường thấy như âm nhạc và game. Trong lĩnh vực âm nhạc Support breath và support laryngeal muscle được coi là chuẩn chuẩn mực để đánh giá giọng hát và cách người hát vận dụng kỹ thuật hỗ trợ giọng của mình. Còn đối với trong game thì support chỉ một người chơi đảm nhận vị trí hỗ trợ cho đồng đội.

3. Ý nghĩa của support trong các ngành nghề

Ý nghĩa của support trong các ngành nghề

Các ngành nghề hiện nay, support cũng là một vị trí tương đối quan trọng. Các công việc này được xem như một cánh tay đắc lực để hỗ trợ cho những công việc chuyên môn. Nói dễ hiểu hơn thì support phụ giúp và đẩy mạnh một hoạt động chính trong lĩnh vực nào đó. Ví dụ: nhân viên hỗ trợ kinh doanh, nhân viên hỗ trợ khách hàng, nhân viên hỗ trợ trực tuyến, nhân viên hỗ trợ thiết kế,…

Đây là một ví dụ đi sâu hơn để bạn hơn về vai trò như: vị trí Sales Support hay nhân viên hỗ trợ bán hàng là người chịu trách nhiệm hỗ trợ trợ giúp công việc bán hàng của nhân viên kinh doanh và chăm sóc khách hàng, cung cấp các tài liệu về sản phẩm và giải đáp thắc mắc. Công việc này nhằm mục đích giúp sự phát triển của doanh nghiệp tiến triển thuận lợi và mang lại hiệu quả bền vững. Một số nhiệm vụ thường thấy của vị trí này như nhắc nhở khách hàng, nhắc nhở nhân viên kỹ thuật, gửi báo cáo…

Đối với những công việc liên quan đến support, có thể họ không quá nổi bật nhưng họ là một phần không thể thiếu. Nếu như không có họ chưa chắc công việc đã được chuẩn bị và triển khai đúng như kế hoạch để có những kết quả thuận lợi.

4. Các công việc của supporter

Đa phần các công việc của support về chuyên môn sẽ gần giống với vị trí mà họ hỗ trợ chính nhưng mang tính đa dạng và linh hoạt hơn.

Sales Support

Sales Support
  • Gọi điện và nghe điện thoại của khách hàng để tư vấn và giải đáp các thắc mắc, xử lý các vấn đề phát sinh khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách.
  • Cung cấp thông tin, tài liệu về sản phẩm hỗ trợ nhân viên bán hàng trong quá trình chào bán sản phẩm, dịch vụ;
  • Báo cáo, tổng kết, soạn thảo các tài liệu, hợp đồng;
  • Thông báo, liên hệ, nhắc nhở với nhân viên bán hàng và khách hàng khi có vấn đề phát sinh.

Một Sales Supporter thì công việc của bạn gần giống với một nhân viên hành chính văn phòng. Mục đích là để hỗ trợ cho việc kinh doanh được đẩy mạnh, tăng lợi nhuận và củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của công ty, doanh nghiệp mình.

IT Support

IT Support

Công việc của một support trong công nghệ thông tin thường là:

  • Chịu trách nhiệm thiết kế và quản lý hệ thống mạng của công ty và các trang quản lý khách hàng khác.
  • Hỗ trợ trực tuyến, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng khi họ gặp các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin hoặc các sản phẩm, dịch vụ do bên mình cung cấp.
  • Tìm cách khác phục, xử lý các vấn đề liên quan đến máy tính, phần mềm, hệ thống mạng,…
  • Thường xuyên chăm sóc khách hàng để có thể hỗ trợ kịp thời và thông qua đó thu thập các ý kiến của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ để có những sự thay đổi phù hợp.
  • Nghiên cứu và phát triển các nền tảng công nghệ.

5. Các tố chất cần phải có trong lĩnh vực support

Để có thể làm trong các ngành nghề Support thì bạn phải có một vài tố chất như:

  • Giỏi giao tiếp và năng động trong công việc: Các supporter thường làm các công việc liên quan đến trao đổi với khách hàng, do vậy giao tiếp chính là yếu tố vô cùng cần thiết.
  • Thành thạo Công nghệ thông tin: Đây là yêu cầu cơ bản bởi nó sẽ trực tiếp giúp đỡ các công việc hàng ngày của bạn.
  • Có khả năng về ngoại ngữ: Không chỉ công việc về support mà hầu như tất cả ngành nghề hiện nay đều cần khả năng ngoại ngữ.
  • Biết lắng nghe và thấu hiểu: lắng nghe các ý kiến khác nhau từ khách hàng cho tới các nhân viên ở các bộ phận khá. Để biết được vấn đề của họ là gì, từ đó đưa ra cách giải quyết, hỗ trợ.
  • Khả năng trong giải quyết vấn đề: cần có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khôn khéo và ổn thỏa không chỉ trong các trường hợp hỗ trợ khách hàng mà còn giải quyết các khiếu nào của khách hàng.
  • Sự độc lập trong công việc, chịu được áp lực cao trong công việc.

6. Những thuận lợi và khó khăn của một supporter

Những thuận lợi và khó khăn của một supporter

Thuận lợi

  • Có cơ hội để học hỏi các kiến thức và kỹ năng từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang hỗ trợ. Từ đó, có cái nhìn tổng quan hơn về nghề, có thêm kinh nghiệm để phát triển hơn.
  • Phát huy được các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, lắng nghe và giải quyết vấn đề.
  • Có cơ hội tìm hiểu về các công việc khác nhau, từ đó có thể đề xuất các ý tưởng mới để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

Khó khăn

Vì là hỗ trợ đồng nghiệp, khách hàng nên nếu không khéo léo, bạn sẽ làm mất lòng mọi người. Cũng chính vì điều này mà đội nhóm sẽ mất đoàn kết, công ty có thể mất khách hàng và uy tín bị suy giảm.

Thời gian làm việc sẽ không ổn định bởi vì bạn phải xử lý vấn đề bất cứ khi nào xảy ra. Và cũng có khi nhiều bộ phận cần hỗ trợ cùng lúc nên bạn cần sắp xếp thời gian và thuyết phục để mọi người có thể hợp tác cùng bạn.

>>> Xem thêm: JWT là gì? khái niệm về json web token

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hệ thống link báo quốc tế TLP

Tổng quan về nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi

Tổng quan về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp