Đệm lót sinh học trong chăn nuôi? Công dụng và cơ chế hoạt động
Đệm lót sinh học là một hình thức được sử dụng trong chăn nuôi phổ biến hiện nay. Việc sử dụng đệm lót cho nhiều lợi ích trong chăn nuôi. Cùng tìm hiểu xem đệm lót sinh học là gì? Cơ chế hoạt động và kỹ thuật làm đệm lót sinh học cùng Mẹo Nhà Nông nhé! Đệm lót sinh học là gì? Đệm lót sinh học là một dạng đệm được sử dụng trong chăn nuôi. Cụ thể là một hình thức nuôi nhốt gia súc, gia cầm trên một nền đệm lót được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao, không bị nước làm nhũn nát như trấu, mùn cưa, rơm rạ… Mục đích của đệm lót sinh học là tạo nên hệ vi sinh vật từ đó tạo nên các lợi ích trong chăn nuôi như: bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng, khử mùi, tiêu hủy phân và nước tiểu… Cơ chế hoạt động của đệm lót sinh học Đệm lót sinh học hoạt động với nhóm vi sinh khuẩn thích ứng ở môi trường có nhiệt độ cao, giữ cho mối quan hệ cộng sinh và hỗ trợ lẫn nhau trong sinh trưởng, duy trì hoạt tính và số lượng trong nền đệm lót. Nhờ cơ chế này hoạt động nên các chất độc được khử và tiêu hủy hi